Quẹt thẻ tín dụng là gì? Cà thẻ tín dụng có mất phí không?

Quẹt thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến đối với người tiêu dùng hiện đại. Đây là phương thức giao dịch thuận tiện hỗ trợ khách hàng thanh toán hóa đơn dịch vụ, hàng hóa. Vậy cà thẻ tín dụng có mất phí không? Trường hợp nào không nên sử dụng hình thức thanh toán này?

Quẹt thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng ngân hàng là một công cụ cho phép chủ sở hữu thực hiện các giao dịch trong hạn mức tín dụng nhất định mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản. Nói cách khác, người dùng được ngân hàng cấp một khoản tiền phục vụ chi tiêu và có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó vào cuối mỗi kỳ.

Tham khảo: Quẹt thẻ tín dụng Vũng Tàu

Quẹt thẻ tín dụng

Quẹt thẻ tín dụng là hành động khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch trên máy POS tại các điểm mua sắm. Thao tác cà thẻ sẽ tùy vào từng loại thẻ tín dụng khác nhau, nếu là thẻ tín dụng gắn chip thì sẽ cắm vào khe đọc thẻ chip, nếu là thẻ tín dụng dạng từ thì sẽ quẹt qua khe đọc thẻ từ.

Cách cà thẻ tín dụng trên máy POS

Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện qua máy POS cầm tay hoặc cố định, quy trình thanh toán được diễn ra như sau:

Bước 1: Nhân viên nhận thẻ từ khách hàng và tiến hành thao tác trên máy POS.

Bước 2: Khi máy POS hiển thị thông tin chủ thẻ, khách hàng nhập số tiền cần thanh toán hoặc mã bảo mật CVV/CVC (nếu cần).

Bước 3: Khách hàng ký tên xác nhận lên biên lai khi giao dịch thành công.

Bước 4: Quý khách nhận lại thẻ và hóa đơn để hoàn tất giao dịch.

Quá trình thanh toán qua thẻ tín dụng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, quá trình này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến rò rỉ thông tin cá nhân, thu thêm phí giao dịch,… Do đó, quý khách cần cẩn trọng khi thanh toán hóa đơn thông qua thẻ tín dụng tại các điểm POS.

Trường hợp không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán

1. Chưa quản lý được chi tiêu

Sử dụng thẻ tín dụng khi chưa quản lý tài chính tốt có thể đem đến nhiều bất lợi. Cụ thể, chủ thẻ có thể rơi vào trường hợp chi tiêu mất kiểm soát, từ đó dẫn đến tình trạng dư nợ tín dụng kéo dài. Dẫn đến việc bị áp dụng phí phạt khi chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Trong tình huống xấu, điểm tín dụng CIC của quý khách sẽ bị hạ, dẫn đến giảm khả năng được chấp thuận vay ngân hàng trong tương lai.

Quản lý chi tiêu

2. Đang có khoản vay tín chấp ngân hàng

Về cơ bản, vay tín chấp và quẹt thẻ tín dụng khá giống nhau. Điểm khác nhau thực tế nằm ở lãi suất và hạn mức, trong đó:

– Thẻ tín dụng: Quý khách được miễn lãi trong 45 – 55 ngày từ khi phát sinh giao dịch. Sau kỳ hạn này, ngân hàng sẽ tính lãi trên khoản nợ chưa thanh toán trước đó.

– Vay tín chấp: Người dùng cần thanh toán nợ cùng lãi hàng tháng. Trường hợp trễ kỳ hạn trả nợ sẽ phải chịu mức lãi suất dao động khoảng 20%/năm.

Như vậy, cả hai hình thức trên đều hoạt động dựa trên cơ chế vay nợ ngân hàng. Đồng thời, quý khách sẽ phải đối mặt với mức lãi suất cao khi không đủ khả năng thanh toán dư nợ. Do đó, trong quá trình vay tín chấp, quý khách nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh trường hợp “nợ chồng nợ”.

3. Chưa thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Người dùng cần lên kế hoạch thanh toán dư nợ cũ trước khi tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng. Điều này góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính, đồng thời hạn chế những khoản phí phạt từ ngân hàng.