CIC là gì?
CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Với khái niệm trên, bạn đã hiểu được CIC là gì, cùng tìm hiểu chức năng của CIC là gì sau đây nhé!
- Đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành để hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC nhanh chóng.
- Thu thập thông tin về nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng.
- Ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
- Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ để CIC tiến hành chấm điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cách thức hoạt động của CIC
Mọi giao dịch vay, mượn nợ và thanh toán của bạn ở những ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Từ đó làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai.
CIC sẽ cập nhật những thông tin sau:
- Số tiền đã, từng và đang vay
- Mục đích vay là gì?
- Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?
- Thời gian trả khoản nợ là bao lâu?
- Lịch sử trả nợ tới thời điểm hiện tại
- Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào?
- Có thế chấp tài sản nào hay không?
Dựa vào các thông tin trên, CIC sẽ thống kê và phân loại nợ xấu theo từng nhóm. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đó mà dễ dàng nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Nợ xấu được CIC tiến hành phân loại trong quá trình sắp xếp các dữ liệu liên quan đến tín dụng. Cá nhân và doanh nghiệp được xác định là nợ xấu khi rơi vào các nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Nếu bạn ở nhóm nợ xấu, điểm tín dụng xếp loại của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Rơi vào nợ xấu thì khả năng được ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn khá thấp hoặc không thể chấp nhận.
Cách kiểm tra CIC online miễn phí nhanh chóng
Kiểm tra CIC cá nhân ở đâu?
Bạn có thể kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân ở 2 nơi sau:
- Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn.
- Kiểm tra qua Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (có địa điểm tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội)
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải trả phí khi sử dụng dịch vụ của tổ chức này. Ngoài ra, đối với cá nhân và doanh nghiệp khi đăng ký tra cứu thông tin trên CIC về bản thân mình sẽ được miễn phí 1 lần/năm. Từ lần khai thác thông tin thứ 2 trở đi mới phải trả phí.